Có nhiều loại viêm khớp với sự xuất hiện của các triệu chứng tương tự. Những triệu chứng có thể trầm trọng hơn theo thời gian. Việc tìm hiểu và phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh viêm khớp để can thiệp kịp thời là rất cần thiết.
Ảnh minh họa
Những dấu hiệu của bệnh viêm khớp:
– Đau khớp: triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp. Đau có thể khác nhau tùy thuộc vào loại viêm khớp và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Đa số người bị viêm khớp thấy đau nhức khớp tăng lên khi hoạt động và giảm bớt khi nghỉ ngơi. Cá triệu chứng phổ biến khác bao gồm dâu trầm trọng hơn đi kèm với hoạt động tăng lên do thay đổi thời tiết …
– Sưng khớp: Có thể xẩy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng khớp là viêm khớp. Nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây sưng khớp là tổn thương khớp. Vì vậy, nếu khống có thương tích trước đó, có thể sưng là do viêm khớp. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện như kiểm tra máu, chọc hút dịch khớp. Các xét nghiệm phân tích dịch khớp có thể giúp xác định xem có viêm khớp hay do các nguyên nhân khác gây sưng khớp như nhiễm khuẩn hoặc gout.
– Cứng khớp: Những người bị viêm khớp hậu như luôn cảm thấy cứng khớp. Cứng khớp thường nặng hơn vào buổi sáng hoặc sau thời gian dài ngồi cố định ở một vị trí. Khi bạn di chuyển và hoạt động, cứng khớp thuyên giảm một chút.
– Biến dạng khớp: Khi sụn khớp bị mòn bởi viêm khớp, khớp có thể xuất hiện sự biến dạng. Nếu sụn khớp bị mòn, khớp có thể xuất hiện các góc cạnh. Biến dạng khớp thường được nhìn thấy ở các ngón tay, khớp gối.
– Nóng và đỏ khớp: Viêm khớp có thể dấn đến nóng và đỏ khớp. Khí thấy những triệu chứng này nên đé bác sĩ để khám bởi vì chúng cúng có thể gợi ý tới một bệnh nhiễm trùng khớp tiềm ẩn.
Để giảm các triệu chứng viêm khớp:
– Giảm cân và tập thể dục đều đặn: Giảm cân giúp giảm khối lượng gây áp lực lên các khớp. Việc thừa cân hoặc quá béo gây nhiều áp lực đầu gối và khớp hông, làm tăng nguy cơ viêm khớp. Một bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga được coi là bài tập phù hợp cho người bị viêm khớp. Thường xuyên xoa bóp các khớp bị tổn thương và làm cho khớp ấm lên cũng được khuyến cáo. Nên dành 30-45 phút tập thể dục mỗi tuần. Bắt đầu với cường độ tập thể dục chậm, sau đó tăng tốc độ phù hợp với từng cá nhận
– Thay đổi lối sống: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc có tình trạng viêm khớp cao hơn, vì vậy hãy ngừng hút thuốc lá nếu bạn đang hút. Ngoài ra cần ngủ đủ giấc vì giấc ngủ không đầy đủ liên quan với các dấu hiệu viêm tăng lên; khuyến cáo trung bình cần ngủ 7-8 tiếng một đêm.
– Giữ ấm khớp khi thời tiết thay đổi: Bảo vệ khớp đúng cách khi trời trở lạnh có thể giúp ngăn chặn cơn đau khớp và bị cứng khớp.
– Chế độ ăn uống: Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cố, các hoại hạt và các loại đậu. Ăn cá vài lần mỗi tuần. Hạn chế ăn gia cầm, trứng, pho mát và sữa chua, kẹo và các loại thịt đỏ. Canxi và vitamin D là những chất dinh dưỡng cần thiết cho những người vị viêm khớp. Canxi giúp tái tạo xương, trong khi vitamin D làm tăng cường hấp thụ canxi.
– Nếu bạn đang bị viêm khớp và không thuyên giảm với các biện pháp can thiệp tại nhà, nên đi khám bác sĩ. Có nhiều loại bệnh viêm khớp khác nhau và mỗi loại đều đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc DMARDS, NSAID và những thuốc chống viêm khớp có nguồn gốc thiên nhiên như Didic-era …
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách phát hiện sớm bệnh viêm khớp”